Green Link City - nhà ở xã hội Tiên Dương Đông Anh, Thành phố liên kết xanh

Hà Nội sắp xây dựng khu nhà ở xã hội cho 12.000 dân tại Đông Anh

Hà Nội sẽ xây dựng khu nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương huyện Đông Anh trên diện tích 45 ha. Dự kiến, quy mô của khu nhà ở xã hội sẽ đảm bảo cho dân số khoảng 12.500 người.
Ngày 12/9, UBND TP. Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã hội tập trung, tỷ lệ 1/500, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Theo đó, tổng tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khu nhà ở là khoảng 45 ha. Quy mô dân số dự kiến khoảng 12.500 người.

Chính quyền thủ đô kỳ vọng khu nhà ở xã hội sẽ tạo sức hút phát triển, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa của huyện Đông Anh.

Vị trí xây dựng khu nhà ở xã hội nằm cách không xa một số công trình lớn mà Hà Nội đang triển khai như Công viên Kim Quy, Cung triển lãm quy hoạch quốc gia....


Green Link City - nhà ở xã hội Tiên Dương Đông Anh, Thành phố liên kết xanh

Liên danh Tổng Công ty Viglacera và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành được UBND TP. Hà Nội giao thực hiện việc lập quy hoạch dự án.

UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh các doanh nghiệp được giao đầu tư cần xác định rõ các dự án trong khu vực nghiên cứu, loại bỏ khối lượng và kinh phí trùng lặp.

Viglacera được biết đến là doanh nghiệp đã đầu tư nhiều khu nhà ở xã hội tại Hà Nội. Dự án nhà ở xã hội lớn nhất từng được doanh nghiệp này đầu tư là khu đô thị Đặng Xá (huyện Gia Lâm). Khu đô thị Đặng Xá có tổng diện tích khoảng 70 ha với trên 3.000 căn hộ đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp tại Hà Nội.

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị bao gồm: hộ gia đình có ít nhất một người hoặc cá nhân (đối với trường hợp là hộ độc thân) thuộc đối tượng cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang (kể cả trường hợp đã nghỉ chế độ theo quy định).

Ngoài ra, người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã nghỉ hưu); người lao động tự do, kinh doanh cá thể cũng thuộc đối tượng được xét duyệt.

Các đối tượng trên phải thuộc diện chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích bình quân dưới 5 m2/người và chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất đai dưới mọi hình thức. Các trường hợp trên sẽ được tính theo thang điểm trong số các đối tượng nộp đơn xét duyệt.

Đối với trường hợp chưa có nhà sẽ được tính 50 điểm; có nhà ở bình quân 5 m2/người sẽ được tính 30 điểm.

Những gia đình thuộc diện chính sách như bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ sẽ được cộng thêm 10 điểm; nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, người được tặng thưởng các huân chương cao quý sẽ được tính 6 điểm.

Những người thuê, mua nhà xã hội phải có mức thu nhập hàng tháng dưới mức bình quân của UBND thành phố quy định.

Người dân có nhu cầu mua, thuê nhà sẽ nộp đơn cho chủ đầu tư dự án nhà ở. UBND TP. Hà Nội cũng quy định, mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được nộp đơn đăng ký tại một dự án.

Quy định mua bán nhà ở xã hội

Các dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng gần 10 năm qua đã giải quyết phần lớn nhu cầu chỗ ở cho cư dân đô thị. Những quy định về nhà ở xã hội được nêu rõ trong Luật Nhà ở, tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp sở hữu nhà ở xã hội sau một số năm thì phát sinh mâu thuẫn dẫn tới việc chia tài sản có liên quan đến căn hộ, nếu không biết một số quy định cụ thể về nhà ở xã hội, chủ sở hữu có thể sẽ mất trắng tài sản này.

Có nên nhờ người đứng tên mua căn hộ nhà ở xã hội? Sau khi đã thuê, mua nhà ở xã hội thì có được bán lại? Nếu được bán thì trong trường hợp nào, có được bán giá theo thị trường hay không?... Đây là một số vấn đề nhiều độc giả quan tâm.

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ nhà ở xã hội

Có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó ưu tiên trước hết thuộc về người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

Ngoài ra, các đối tượng sau cũng được ưu tiên về nhà ở xã hội: sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND; cán bộ, công chức, viên chức; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…

Nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội vẫn rất lớn. (Ảnh minh họa)

Green Link City - nhà ở xã hội Tiên Dương Đông Anh, Thành phố liên kết xanh

Để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, những nhóm đối tượng nói trên phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập, bao gồm: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian chuyển nhượng, mua bán nhà ở xã hội

Điều 62, Luật Nhà ở quy định nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội. Theo đó, thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

Green Link City - nhà ở xã hội Tiên Dương Đông Anh, Thành phố liên kết xanh


Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Luật quy định bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 5 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.

Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Một bạn đọc gửi câu hỏi: Tôi mua một căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội tại TP.HCM vào năm ngoái, được vay ưu đãi, do không có hộ khẩu nên nhờ bác dâu đứng tên hợp đồng. Nay bác trai và bác dâu xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ly hôn, tôi muốn sang tên hợp đồng vay vốn và hợp đồng mua bán căn hộ thì có được không?

Trả lời bạn đọc nội dung này, theo Luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty Luật Bảo An, Hà Nội), đối chiếu với các quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở như đã nói ở trên, bác của bạn không thuộc diện được tái định cư và hợp đồng mua nhà ở xã hội mà việc đứng tên chưa hết thời hạn 5 năm (kể từ ngày thanh toán hết tiền mua nhà ở) nên không thể sang tên hợp đồng mua bán căn hộ cho bạn. Trường hợp hai bác của bạn ly hôn thì có thể thỏa thuận đây là tài sản riêng của bác trai (thỏa thuận này sẽ được ghi nhận trong bản án/quyết định của Tòa án giải quyết việc ly hôn). Sau khi ly hôn, bác trai của bạn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua nhà ở xã hội cho đến khi đủ điều kiện chuyển nhượng thì tiến hành làm thủ tục sang tên cho bạn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu không nắm rõ các quy định về việc sở hữu, chuyển nhượng, mua bán nhà ở xã hội, khách hàng có thể sẽ bị mất trắng tài sản bởi không có căn cứ pháp luật nào bảo vệ quyền sở hữu căn hộ như trường hợp của bạn đọc nêu trên.

Hotline tư vấn mua căn hộ: 091.337.4482

Nhận xét